Đến Với Đảo Yến Cù Lao Chàm Hội An 2 [ Vua Thể Thao Hội An ]

  • 12 năm trước
Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai..Hằng năm, từ cuối tháng 11 âm lịch, loài yến Cù Lao Chàm bắt đầu nhả nước bọt kéo thành những sợi nhỏ như những dãi trắng bám vào vách đá cheo leo của hang động. Gặp gió, các dãi trắng mờ ban đầu chuyển màu đục dần rồi quánh lại cuộn lại thành hình vỏ sò, hình dạng giống chiếc tai nên còn gọi là tai yến.Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ ( vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).

Mỗi năm chỉ khai thác yến từ 2 – 3 kỳ, mỗi kỳ 4 – 5 ngày nhưng suốt năm phải theo dõi sự thay đổi của đàn chim. Vào đầu mỗi mùa khai thác có từ 10 – 15 người chuẩn bị ghe, thuyền, đồ đựng, tre, sào, dây thừng, chĩa, vợt và cả lương thực thực phẩm “cắm trại” ngay trước hang chỉ có gió, sóng, chim và cái radio bầu bạn. “Nhớ vợ con cồn cào lắm, nhưng chấp nhận “lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm” mà”. Anh Vân thành thật tâm sự.

Tháng tư là kỳ khai thác đầu tiên, mọi người dùng tre to, dài nối vào nhau thành một giàn khung trong hang, giàn cao có nơi bằng 2 – 3 cây tre ghép lại. Tiếp theo phải leo lên đỉnh hang kiểm tra, phun nước vào vách cho tổ yến mềm ra. Để lấy được tổ phải khéo léo, mạo hiểm treo mình trên mấy chục mét cao, thòng dây đu xuống lòng hang, lách mình qua các khe hẹp dựng đứng, nếu sơ ý là rơi xuống đáy hang sâu hoắm.

Các hang ở đây khai thác được từ 1 – 1,5 tấn tổ/năm, được vệ sinh trước mỗi mùa sinh sản nên môi trường làm tổ sạch sẽ, chất lượng tổ tốt. Trước cửa hang đúc bệ chắn sóng hạn chế tác động mạnh làm rơi tổ, các khe nứt trên vách đá cũng được bịt kín tạo hang nhân tạo, tránh tình trạng nước dột làm ướt tổ, ướt chim và tăng diện tích làm

Xem tại : http://www.cyworld.vn/v2/myhome/blog/detail/homeid/12000981447/post/40624