Văn hóa lễ hội ở Nhật Bản : Những ngày lễ trong năm của người Nhật Bản mà bạn nên biết

  • 10 năm trước
Văn hóa lễ hội ở Nhật Bản : Những ngày lễ trong năm của người Nhật Bản mà bạn nên biết

http://duhoctanviet.edu.vn/Bon-phuong/cac-ngay-le-tet-trong-nam-nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi.html

Like fanpage : https://www.facebook.com/Duhoctanviet

Khi làm ăn với đối tác Nhật Bản, việc biết rõ những ngày nghỉ lễ trong năm của người Nhật giúp bạn chủ động trong kế hoạch công việc của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để tham khảo.

Có 15 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày nằm xen giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng được nghỉ.

+ Ngày mồng một Tết: Ngày mồng một tháng Một. Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật bản.

Là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tháng 1. Các công ty Nhật bắt đầu làm việc từ ngày mùng 4 nhưng không khí tết nhiều khi còn kéo dài đến tận ngày Lễ thành niên 15-1 dành cho những thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi.

+ Ngày lễ thành niên: Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20.

+ Ngày Quốc khánh: Ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang.

+ Ngày Xuân phân: Ngày 20 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.

+ Ngày Chiêu Hòa: Ngày 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Trước năm 2007 ngày 29 tháng 4 được gọi là ngày Xanh. Sau khi Hoàng đế Chiêu Hòa tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên (hiện nay người ta kỷ niệm ngày này vào ngày mồng 4 tháng 5). Ngày Chiêu Hòa là một phần của Tuần Lễ Vàng.

+ Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

+ Ngày lễ dân tộc: là ngày mồng 4 tháng 5, còn được gọi là ngày Xanh. Từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4 như nói trên vì ông Vua này rất yêu cây cối và thiên nhiên. Ngày 4 tháng 5 cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng.


http://duhoctanviet.edu.vn/Bon-phuong/cac-ngay-le-tet-trong-nam-nguoi-dan-nhat-ban-duoc-nghi.html

Like fanpage : https://www.facebook.com/Duhoctanviet

Công ty tư vấn du học Tân Việt
ĐC: Số 167 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: (04) 35 64 32 95 - Hotline: 090 417 5762
Website: http://duhoctanviet.edu.vn
Emai: info@duhoctanviet.edu.vn

Được khuyến cáo